Ngày 28/12, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự hội nghị. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết từ đầu năm 2020 đến nay và nhất là năm 2024, tình hình thế giới biến động hết sức phức tạp, nhanh chóng, khó lường. Thế giới cũng đã chứng kiến nhiều thay đổi và điều chỉnh có tính thời đại. Cục diện chính trị, cấu trúc kinh tế, tổ chức sản xuất và đời sống xã hội toàn cầu đang định hình lại nhanh chóng. Cùng với đó là những thách thức về xung đột, bất ổn tại một số quốc gia, khu vực; cạnh tranh, bảo hộ, đối đầu giữa các nền kinh tế lớn, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các vấn đề an ninh phi truyền thống. Diễn biến tình hình thế giới đã tác động không nhỏ, cả trước mắt và lâu dài đến kinh tế - xã hội Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định Việt Nam đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện. Mặc dù trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả tích cực, rõ nét, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Báo cáo tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế ước cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao với nhiều kết quả. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế thế giới. Năm 2024, thu hút FDI 11 tháng ước gần 31,4 tỷ USD,quot vốn FDI thực hiện ước khoảng 21,Quảng trường thời đại&7 tỷ USD,quot tăng 7, của TPHCM sẽ nằm trước Chợ Bến Thành1% so với cùng kỳ. Chính phủ và Tập đoàn Nvidia ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển và Trung tâm Dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) vào tháng 12. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt lịch sử đối với Việt Nam, Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội & đưa nước ta trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển AI hàng đầu ở châu Á. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết ngành kế hoạch và đầu tư (Ảnh: MPI). Nền kinh tế bước vào giai đoạn nước rút Bên cạnh những thành tích đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu 6 vấn đề có tính then chốt và thách thức đặt ra đối với đất nước, cũng như trong công tác tham mưu chiến lược năm 2025, giai đoạn 2026-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong 20 năm tới, Việt Nam phải tăng trưởng cao, phấn đấu ở mức 2 con số (10% trở lên) để hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, cũng là thời kỳ chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút của Việt Nam để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. Từng ngành,Gamebaidoithuong Tai Game Bài Đổi Thưởng Uy Tín lĩnh vực và từng địa phương phải xác định mục tiêu đột phá cho giai đoạn tới, chủ động, linh hoạt hóa giải khó khăn, thách thức, khai thác tối đa thời cơ, cơ hội cho phát triển. Đặc biệt, thời cơ mới có thể xuất hiện giữa những thay đổi đột biến trong cục diện thế giới. Việt Nam cần nắm bắt sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, sự định hình những trật tự và cấu trúc mới về đầu tư, thương mại, tài chính. Các vùng động lực quan trọng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ (hiện chiến hơn 60% GDP cả nước) và 2 cực tăng trưởng là TP Hà Nội và TPHCM (hiện chiếm 28% GDP cả nước) cũng phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng của cả nước. Bộ trưởng cho biết dư địa nguồn lực trong nền kinh tế còn nhiều, nhưng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, nhất là nguồn lực tư nhân. Do vậy, Việt Nam cần tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa về cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân. Bộ trưởng đề cập đến việc phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp dân tộc, tổ chức kinh tế hợp tác, nhất là các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế, dẫn dắt cho tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực, các địa phương. Chính phủ cần bắt thay tháo gỡ ngay những nút thắt, vướng mắc của nhiều dự án, cả Nhà nước và tư nhân để giải phóng ngay nguồn lực bị tồn đọng, ách tắc, lãng phí, từ đó đóng góp đáng kể cho tăng trưởng, sản xuất kinh doanh, thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính đưa ra yêu cầu ngành kế hoạch và đầu tư cần đạt được 5 điều tiên phong. Thứ nhất là tiên phong trong đổi mới tư duy. "Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy. Động lực bắt nguồn từ đổi mới. Sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân. Tư duy đột phá sẽ tạo ra nguồn lực", Thủ tướng khẳng định. Thứ 2 là tiên phong trong xây dựng thể chế. Thứ 3 là tiên phong trong thu hút mọi nguồn lực cho phát triển từ nguồn lực tư nhân, nguồn lực nước ngoài, càng ngày càng có chất lượng, chiều sâu. Thứ 4 là tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm. Cơ cấu lại nền kinh tế. Thứ 5 là tiên phong trong xây dựng dữ liệu quốc gia. Công tác hoạch định chính sách phải dựa trên cơ sở dữ liệu. |